Rạng rỡ tài năng Việt Nam ở nước ngoài

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

.

GS.VS. Nguyễn Xuân VinhGS.VS. Nguyễn Xuân Vinh

Chất xám Việt Nam và tiềm năng

“Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển; trong đó một thế hệ trí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại Dương. Đội ngũ này tập trung ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán…

Theo ước tính, chỉ số học vấn đại học và trên đại học của người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước công nghiệp phát triển gần ở mức trung bình của người dân sở tại. Chỉ số học vấn của thế hệ trẻ khá cao (tại Mỹ, cứ 2 người gốc châu Á tuổi từ 25 đến 29 thì có một người có trình độ đại học và trên đại học).

Chính thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài đang làm thay đổi cơ cấu cộng đồng, từng bước thay thế lớp người lớn tuổi ít nhiều còn mặc cảm với quá khứ. Thế hệ trẻ này đang trở thành một đối tượng quan trọng của công tác vận động nhằm động viên khuyến khích sự hợp tác, đóng góp của họ đối với công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

Nhà thiên văn Jane Lưu

Nhà thiên văn Jane Lưu ở Trung tâm vật lý thiên văn Smithsonian thuộc Đại học Harvard

Jane Lưu sang Mỹ năm 1975 khi còn là cô bé Lưu Lệ Hằng 12 tuổi. Cô theo học Đại học Stanford và tốt nghiệp năm 1984. Ngoài 30 thiên thể phát hiện chung với đồng nghiệp, Jane Lưu còn phát hiện riêng cho mình một thiên thể khác trong vành đai Kuiper, và Hiệp hội Thiên văn quốc tế đã đồng ý lấy tên cô đặt cho hành tinh bé ấy: “5430 Lưu”. Cô đã được tặng giải thưởng Annie J. Cannon Award in Astronomy vào năm 1991.
Thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài là được đào luyện, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại.

Họ có khả năng phát kiến sáng tạo, có năng lực tổng hợp thông tin, tư vấn đề xuất và tạo dựng mối quan hệ với các cơ sở khoa học, cơ sở kinh tế ở nước sở tại. Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của cộng đồng, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước” – Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ

Ngoại giao Phạm Phú Bình, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài dành cho báo chí trong nước khi được hỏi về tiềm năng chất xám của cộng đồng người việt Nam ở nước ngoài. Điều này cũng đã thể hiện sâu sắc ở những thành công của chất xám Việt Nam trên các lĩnh vực khoa học công nghệ tiến tiến tại các nước.

Những gương mặt thành công

Một trong những gương mặt nổi bật là Trần Du. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Sóc Trăng, ông đã phấn đấu để đạt được mảnh bằng Kỹ sư điện. Ông được một cơ sở tivi nhận vào làm việc, nhưng chỉ một năm sau thì công ty này phá sản. Không nản ông tiếp tục kinh doanh.

Ngày 22.5.1991, ông được Nghị sĩ Robert K. Donald, thay mặt Quốc hội, trao Huy chương danh dự về Nhân vật thành tựu nhất trong lĩnh vực doanh nghiệp toàn Hoa Kỳ năm 1990. Hiện ông được xem là gương thành công điển hình.

Tại Sydney và Melbourne (Úc), có 06 người Việt được cơ cấu vào Hội đồng Thành phố, trong đó một phụ nữ giữ chức Phó Thị trưởng và một chàng trai là Nguyễn Sang (28 tuổi), không chỉ là Thị trưởng trẻ nhất của thành phố Richmond, mà còn là người châu Á đầu tiên đảm nhận chức vụ này.

Trong lịch sử Úc, nữ Tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Trang là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Viện Khoa học Kỹ thuật Hoàng Gia, kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội thực nghiệm Úc. Và Giáo sư – Tiến sĩ Sử học Trần Mỹ Vân cũng là người châu Á đầu tiên được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, nói được 7 ngoại ngữ, là Phó Tổng Giám đốc Hội đồng Liên bang về Giáo dục song ngữ và các vấn đề về ngôn ngữ các chủng tộc. Ông là một trong 150 nhân vật được Tổng thống Hoa Kỳ tuyển chọn và Quốc hội phê chuẩn.

GS. Võ Văn Tới
GS. Võ Văn Tới – Người đồng sáng lập Hiệp hội các Giáo sư Việt Nam tại Bắc Mỹ

Bên cạnh đó, nữ Tiến sĩ Nguyễn Trần Hương, sinh năm 1954, được tôn vinh là nữ Giáo sư Sáng giá nhất Hoa Kỳ năm 1994. Bà được mời giữ chức vụ Tổng Thanh tra của Bộ Giáo dục Liên bang.

… Còn rất nhiều những hy vọng trẻ, như em Trần Tuấn Đức, được nhận vào Đại học John Hopkins năm 13 tuổi, để theo đuổi đề tài Phát hiện và đào tạo các thiếu niên cực kỳ năng khiếu. Năm 18 tuổi, em là sinh viên tốt nghiệp trẻ nhất của Đại học Charlottenville Virginia, đạt 150 điểm so với điểm chuẩn tốt nghiệp là 120.

Hay như Nguyễn Công Thùy, được chọn làm đại biểu Hội nghị các nhà lãnh đạo trẻ quốc gia tổ chức tại Washington, đồng thời là thành viện Hội đồng Danh dự Quốc gia, có tiểu sử đăng trong tập san Who”s Who Among American High School Student.

Đặc biệt nhất, em Nguyễn Thị Kim Linh, 11 tuổi, được Hội đồng Giáo sư Trung học quốc gia Hà Lan tiên đoán là Thần đồng của thế kỷ. Điều này không phải là không có lý: Sinh tại Việt Nam 1975, định cư ở Hà Lan năm 1982, trong 3 năm đã học xong 6 lớp bậc tiểu học, nói được tiếng Việt và 9 ngôn ngữ khác.

Giáo sư Viện Hàn lâm Hàng không không gian Pháp Nguyễn Xuân Vinh đã viết trong cuốn Lấp lánh ánh sao (Le sillage lumineux des étoiles): “Tôi đang dâng tặng những dòng này cho các bạn trẻ của tôi và xác quyết rằng, thế hệ chúng tôi chỉ lát nền cho con đường của các bạn.

Sau này các bạn hãy xây dựng một đại lộ huy hoàng cho bước tiến về phía trước của dân tộc Việt Nam. Hy vọng, các bạn sẽ đem về một giải Nobel khoa học, hoặc một giải văn chương quốc tế, hay một giải Oscar điện ảnh”.

GS.Toán học Lê Tự Quốc Thắng
GS.Toán học Lê Tự Quốc Thắng

Ngay chính Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cũng vậy, năm 1965, ông là Tiến sĩ khoa học không gian tại Đại học Colorado. Năm 1972, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ quốc gia tại Đại học Paris (Pháp). Năm 1984, ông là người Mỹ thứ ba và người châu Á đầu tiên đắc cử Viện Hàn lâm Hàng không không gian Pháp. Năm 1986 là viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics). Ông còn đoạt được 4 giải thưởng lớn quốc tế. Khi được tin GS.

Nguyễn Xuân Vinh vừa được Hội Khoa học Không gian Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng Dirk Brouwer về các cống hiến của ông trong lĩnh vực Cơ học phi hành không gian, được trao tại Arizona vào ngày 28.1.2007; GS.TS. Nguyễn Lân Dũng trong bài viết chúc mừng giáo sư. Nguyễn Xuân Vinh được nhận giải thưởng Dirk Brouwer trên tờ Vietsciences (10.2.2007) đã ghi lại một trả lời phỏng vấn của GS. Nguyễn Xuân Vinh tâm sự với các bạn trẻ gốc Việt đang sinh sống và học tập tại Hoa Kỳ: “Thế hệ chúng tôi được lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước nên không được may mắn như các bạn trẻ bây giờ.

Các bạn hiện nay như những bông hoa tươi thắm được nở rộ trên xứ người với muôn vẻ đẹp. Tôi mong mỏi các bạn biết đến công ơn của cha mẹ đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và trở ngại để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự thành công của các bạn. Đối với các bạn sự thành công của cá nhân mình là đáng quý, nhưng biết hướng về cội nguồn, nghe lời chỉ dạy của cha mẹ, gìn giữ được những nét hay vẻ đẹp để tiếng nói, chữ viết và văn hóa của dân tộc được truyền đời mới là điều làm ta hãnh diện” – Đó cũng chính là tâm huyết của ông: luôn tạo cầu nói khoa học cho Tổ quốc quê hương.

Vào trang tìm kiếm Google.com, gõ “Jane Luu”, các bạn sẽ có hơn 9.000 kết quả liên quan và tất cả đều dẫn đến sự thông báo một khám phá làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của các nhà khoa học về sự hình thành Thái dương hệ. Cuộc bắn phá sao chổi của NASA cũng xuất phát từ khám phá này của nhà Thiên văn nữ tên Việt là Lưu Lệ Hằng.

Trong ngành khoa học không gian còn vinh danh Trịnh Hữu Châu – phi công Mỹ gốc Việt 28 tuổi, anh đoạt học vị Tiến sĩ Vật lý ứng dụng tại Đại học Connecticut. Từ năm 1980, Anh là cán bộ khung của Phòng thí nghiệm lực đẩy của động cơ phản lực.

Cũng trong lĩnh vực này, còn có Phạm Hoàng Bắc, Kỹ sư thiết kế không gian; Đặng Quốc Thông, chuyên gia giám sát các chương trình thám hiểm của NASA; Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư Tiến sĩ thiên văn học, người vừa được Viện hàn lâm Pháp quyết định trao tặng giải thưởng lớn Moron vào tháng 9; Nguyễn Mạnh Tiến, sinh năm 1957, đã bảo vệ thành công hai luận án Tiến sĩ Điện Tử và Toán học, là chuyên gia tầm cỡ của Chương trình nghiên cứu các định chuẩn quốc tế áp dụng cho hệ thống điều khiển và viễn thông trong cuộc thám hiểm sao Hỏa.

Giáo sư vật lý Nguyễn Hữu Sương, người đã đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu bệnh AIDS và ung thư. Năm 1961, cộng tác với một nhà khoa học của Đại học San Diego, ông đã xác định được nhân Omega Moson trong nguyên tử và khám phá Butha Meson, một nhân mới (năm 1964). Ông còn sáng tạo ra một thiết bị quang điện chụp được ảnh các phân tử của protein hai chứng nan y AIDS và ung thư.

GS.TS.Nguyễn Thuyết Phong
GS.TS.Nguyễn Thuyết Phong – người đưa SV Việt kiều Mỹ tìm về cội nguồn Văn hóa Việt

Trong số các nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới còn phải kể đến Nguyễn Phu Du, Tiến sĩ Giải phẫu học, được xem là “con át chủ bài” trong việc điều trị các chứng bệnh về tim mạnh tại Bệnh viện Starnberg của cộng hòa Liên bang Đức; Đinh Xuân Anh Tuấn, Giáo sư Bác sĩ, đã đoạt hai giải thưởng lớn về công trình nghiên cứu vai trò của chất EDRF trong việc điều hòa tuần hoàn máu của tim người…

Trong một cuộc hội nghị quốc tế, một người Úc rất trẻ, vóc dáng nhỏ nhắn và mang nét rất Á châu, đã đưa ra một phương pháp mới chiếu sáng đường phố rất đơn giản và tiếc kiệm (ước tính 50 triệu USD/ ngày) – Đó là Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc, người gốc Việt. Sinh năm 1944, ông đã bảo vệ thành công tại Úc luận án Tiến sĩ về công trình nghiên cứu quỹ đạo hạ cánh của các con tàu không gian.

Trong lĩnh vực nông học, Giáo sư Nguyễn Kha, sinh năm 1922, tốt nghiệp Kỹ sư thủy lâm năm 1962, đạt học vị Tiến sĩ năm 1965 với luận án Đặc điểm và quy luật phát triển các vùng đất trọc. Ông là Tiến sĩ Nông học đầu tiên được nhận vào Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.

Đồng ngiệp của ông, Nguyễn Việt Trường, đoạt giải thưởng của Liên hiệp quốc về Công trình nghiên cứu sự ngăn ngừa chống xâm thực xói mòn đất đai, có tiểu sử đăng trên tập san Những nhân vật Đông Nam Á, đang thực hiện chương trình chống xói mòn đất đai tại bang Queensland.

Còn nhiều, rất nhiều những tài năng xuất sắc của người Việt Nam ở nước ngoài như anh em gia đình của GS.TS.Nguyễn Quang Riệu – Nguyễn Quý Đạo – Cố BS Nguyễn Quang Quyền; GS.TS. Dân tộc nhạc học Nguyễn Thuyết Phong; GS.TS. Toán học trẻ quen thuộc của giới trẻ trong nước Lê Tự Quốc Thắng; TS.Sinh học Nguyễn Trọng Bình, GS. Võ Văn Tới – người đồng sáng lập Hiệp hội các Giáo sư Việt Nam tại Bắc Mỹ. Trong khoa Kỹ thuật y sinh của trường ĐH Tufts, GS.Tới đã sáng lập ra khoa Kỹ thuật Y sinh Ảo của Việt Nam nhằm mục đích đào tạo các nhà nghiên cứu và giáo dục người Việt… mà tờ Tin nhỏ này chưa thể viết hết. Xin chỉ nói lời tựa chung: Tất cả họ – Cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc với mong muốn làm giàu đẹp nhất cho cội nguồn quê hương!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận